Xẹp đốt sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Xẹp đốt sống thường xảy ra ở nơi có nhiều đốt sống chịu lực như: Cổ, ngực, lưng. Bệnh này sẽ gây ra những cơn đau dai dẳng, thậm chí làm biến dạng cột sống và gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động của con người. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây!

1. Xẹp đốt sống là gì?

Xẹp đốt sống là tình trạng phần thân đốt sống bị xẹp, dẫn đến biến dạng và giảm chiều cao thân đốt sống, gây ra tình trạng đau nhức dữ dội cho người bệnh.

Đốt sống bị nứt gãy dẫn đến tình trạng xẹp đốt xương sống

Đốt sống bị nứt gãy dẫn đến tình trạng xẹp đốt xương sống

Cột sống ở người trưởng thành có 33 - 35 đốt sống với nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, thực hiện các chức năng vận động cột sống như cúi gập, xoay người,... Đốt sống nào cũng có khả năng bị gãy xẹp, tuy nhiên phổ biến nhất là xẹp đốt sống lưngxẹp đốt sống cổ do các đốt sống này phải chịu nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống hàng ngày. Xẹp đốt sống nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh.

2. Nguyên nhân xẹp đốt sống

Nguyên nhân gây xẹp đốt sống phổ biến có thể kể đến như loãng xương, chấn thương cột sống, ung thư hoặc một số bệnh lý cột sống khác:

  • Loãng xương: Đây là nguyên nhân chính gây ra xẹp đốt sống (chiếm đến 80% số ca bệnh). Loãng xương khiến mật độ xương của đốt sống giảm đi khiến đốt sống yếu đi và dễ bị xẹp lún hơn.

Hình ảnh xẹp đốt sống trong loãng xương

Hình ảnh xẹp đốt sống trong loãng xương

  • Chấn thương cột sống: Tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao,... ảnh hưởng tới cột sống và thân đốt sống mà không được điều trị dứt điểm làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

  • Sai tư thế: Nguyên nhân chính gây xẹp đốt sống ở người trẻ tuổi. Nhân viên vặn phòng, thợ may, lái xe… thường ngồi quá nhiều và quá lâu, ít vận động sẽ gây ra nhiều áp lực lên cột sống và các đốt sống, lâu dần dẫn tới xẹp đốt sống.

  • Bệnh lý cột sống: Người bị thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp,... cũng có nguy cơ bị xẹp đốt sống.

xẹp đốt sống thoái hóa

Xẹp đốt sống do thoái hóa cột sống

  • Ung thư: Ung thư xương hoặc ung thư di căn xương ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc cột sống và thân đốt sống.

  • Nguyên nhân khác: Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… có thể làm suy yếu xương.

3. Triệu chứng xẹp đốt sống

Dấu hiệu xẹp đốt sống thường là tình trạng đau nhức, xuất hiện khi vận động và thay đổi hình thái của cột sống, cụ thể là:

  • Đau cục bộ: Triệu chứng cơ bản nhất ở người xẹp đốt sống. Thường là đau dữ dội tại vị trí đốt sống bị xẹp.

  • Đau lan rộng: Tình trạng đau nhức lan dần ra các vị trí lân cận do đốt sống bị xẹp ảnh hưởng tới dây thần kinh, đặc biệt xẹp đốt sống lưng có thể gây ra đau bụng, hông, đùi, chân,...

  • Hạn chế vận động: Người bị xẹp đốt sống khó khăn khi cử động cột sống như khi gập người, xoay người.

  • Giảm chiều cao: Do phần thân đốt sống bị lún xẹp, giảm kích thước khiến cột sống bị giảm chiều cao, người bệnh có hiện tượng lùn đi.

  • Biến dạng cột sống: Một hay nhiều đốt sống bị xẹp sẽ khiến cột sống mất đường cong tự nhiên, có thể bị cong vẹo, gù​...

Xẹp cột sống là gì

Xẹp đốt sống gây biến dạng cột sống (xẹp cột sống)

4. Chẩn đoán xẹp đốt sống

Ngoài việc chẩn đoán lâm sàng xẹp đốt sống dựa trên triệu chứng và tiền sử của bệnh nhân, bác sĩ sẽ sử dụng chẩn đoán cận lâm sàng để xác định rõ tình trạng bệnh của bệnh nhân.

  • Chụp X-quang: Trên film X-quang bác sĩ sẽ thấy được tổn thương cột sống và đốt sống.

  • Chụp MRI: Hình ảnh ba chiều của cột sống, tủy sống, các đốt sống và các rễ thần kinh cũng như nguy cơ xuất hiện thoái hóa hay các khối u.

  • Đo hấp thụ tia X năng lượng kép: Xác định mật độ khoáng chất của xương để xác định xem người bệnh có bị loãng xương hay không.

5. Xẹp đốt sống có nguy hiểm không?

Tác hại của xẹp đốt sống sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt và vận động của người bệnh xẹp đốt sống, tình trạng bệnh nặng có thể đi cùng những biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất vững cột sống: Các đốt sống được xếp chồng lên nhau, gắn kết với nhau tạo thành cột sống. Cột sống có chức năng chống đỡ sức nặng của cơ thể, giúp con người có thể vận động một cách linh hoạt. Nếu một đốt sống bị tổn thương và xẹp trên 50%, sẽ ảnh hưởng tới ít nhất là 2 đến 3 đốt sống bên cạnh. Vì vậy có thể gây ra tình trạng mất vững từng đoạn cột sống, lâu dần sẽ hình thành nên bệnh thoát vị đĩa đệm.

  • Gù cột sống: Khi đốt sống bị xẹp xuống sẽ làm giảm chiều cao của thân đốt sống, khiến cho cột sống không thẳng được như bình thường. Từ đó gây ra tình trạng cong gù cột sống, có thể chèn ép tim, phổi, ruột làm cho người bệnh khó thở, mệt mỏi và chán ăn.

xẹp đốt sống biến chứng

Bệnh xẹp đốt sống sẽ gây ra tình trạng gù cột sống

  • Chèn ép dây thần kinh và tủy sống: Các mảnh vỡ của đốt sống có thể chèn ép đến các dây thần kinh và tủy sống, dẫn đến tình trạng thiếu máu và oxy đến tủy sống. Khi xảy ra tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức nghiêm trọng ở quanh vùng đốt sống bị xẹp, sau đó có thể dẫn đến tê bì tay chân, mất cảm giác nóng lạnh. 

>>> Bài viết liên quan: Xẹp đốt sống phải làm sao để hạn chế những biến chứng của bệnh?

6. Điều trị xẹp đốt sống như thế nào?

Xẹp đốt sống nếu được phát hiện sớm thì có thể hoàn toàn chữa khỏi và giảm thiểu rủi ro biến chứng. Người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị xẹp đốt sống như điều trị nội khoa hay ngoại khoa, tùy theo tình trạng bệnh cũng như điều kiện của bệnh nhân.

6.1. Điều trị nội khoa gãy xẹp đốt sống

Điều trị nội khoa xẹp đốt sống là phương pháp điều trị cơ bản, kết hợp giữa nghỉ ngơi, sử dụng thuốc và nẹp cố định cột sống.

  • Người bệnh được chỉ định nằm nghỉ tại giường từ 6 - 8  tuần để giảm các vận động cột sống và sử dụng nẹp. Nẹp cột sống tại vị trí đốt sống bị xẹp không chỉ nâng đỡ cơ thể mà còn hạn chế cử động tại vùng đốt sống bị tổn thương.

  • Bác sĩ cũng cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm non-steroid, thuốc giãn cơ… hoặc thuốc chống loãng xương nếu như người bệnh bị xẹp đốt sống do loãng xương.

Thuốc điều trị xẹp đốt sống

Thuốc chống viêm Non-Steroid - Thuốc điều trị xẹp đốt sống

Điều trị nội khoa xẹp đốt sống này thì thời gian phục hồi khá lâu và gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

6.2. Điều trị ngoại khoa xẹp đốt sống

2 phương pháp điều trị xẹp đốt sống ngoại khoa phổ biến là tạo hình đốt sống và tạo hình vùng gù.

  • Tạo hình đốt sống: Đây là hình thức điều trị ngoại khoa xẹp đốt sống với xâm lấn tối thiểu, bác sĩ sử dụng kim nhỏ bơm xi măng sinh học vào phần thân đốt sống xẹp. Sau đó, xi măng sẽ cứng lại và làm ổn định đốt sống bị gãy xẹp.

  • Tạo hình vùng gù:

    • Rạch tại vị trí đốt sống bị xẹp, đặt đầu dò vào khoang đốt sống.

    • Khoan xương và chèn vào hai bên hai bong bóng được gọi là đệm xương.

    • Bơm phồng chất cản quang vào 2 bong bóng đến khi thân đốt sống giãn ra tới độ cao mong muốn rồi lấy ra.

    • Bơm xi măng lấp vào khoảng trống 2 bong bóng.

Vỡ xẹp đốt sống điều trị bằng bơm xi măng sinh học

Vỡ xẹp đốt sống điều trị bằng bơm xi măng sinh học

Hai hình thức điều trị ngoại khoa này đi kèm với nguy cơ biến chứng trước, trong và sau phẫu thuật, người bệnh cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định.

>>> Tham khảo thêm bài viết: Phẫu thuật xẹp đốt sống bằng những phương pháp nào?

7. Phác đồ điều trị xẹp đốt sống bằng phương pháp kim siêu vi

Đối với điều trị nội khoa và ngoại khoa xẹp đốt sống đều kèm những rủi ro biến chứng nhất định, vì thế mà các bác sĩ tại phòng khám Mỹ Việt đã xây dựng phác đồ điều trị bảo tồn xẹp đốt sống bằng cách kết hợp châm kim siêu vi với sóng cao tần thế hệ III và vật lý trị liệu.

  • Kim siêu viBác sĩ sử dụng đầu kim siêu nhỏ, tác động vào vị trí đốt sống bị xẹp, giảm lực ép từ 2 đốt sống liền kề trên và dưới, bóc tách các hệ thống đang bị chèn ép do xẹp đốt sống như (gân cơ, dây chằng, dây thần kinh,...) từ đó giảm đau cho bệnh nhân.

  • Sóng cao tần thế hệ III: Chiếu các sóng có tần số từ 4.000 - 5.000 mHz vào vùng cột sống có đốt sống bị xẹp, kích thích sự phục hồi tự nhiên của đốt sống.

  • Vật lý trị liệu: Tăng cường quá trình phục hồi cho bệnh nhân, ổn định và linh hoạt vận động của cột sống, giúp người bệnh hoạt động bình thường sau quá trình điều trị.

vật lý trị liệu xẹp đốt sống

Vật lý trị liệu xẹp đốt sống tại phòng khám Mỹ Việt

>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp những bài tập chữa xẹp đốt sống mang lại hiệu quả cao

Ưu điểm khi điều trị bảo tồn xẹp đốt sống tại phòng khám Mỹ Việt

  • Thời gian điều trị ngắn, chỉ từ 20 - 30 phút. Mỗi bệnh nhân tùy vào tình trạng xẹp đốt sống mà điều trị từ 3 - 5 liệu trình.

  • Mang lại hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối.

  • Không đau, không chảy máu, không có vết thương hở.

  • Không nằm viện, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường ngay sau điều trị.

8. Phòng ngừa xẹp đốt sống

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là phương châm đứng đắn với tất cả các bệnh, và xẹp đốt sống cũng vậy, để phòng ngừa xẹp đốt sống, chúng ta nên:

  • Khám sức khỏe tổng quát và khám xương khớp định kì để phát hiện sớm xẹp đốt sống.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

    • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hạn chế rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.

    • Chơi thể thao thường xuyên.

phòng ngừa lún xẹp đốt sống

Chơi thể thao thường xuyên để phòng ngừa lún xẹp đốt sống

>>> Tham khảo thêm bài viết: Xẹp đốt sống ở trẻ em và các nguyên nhân gây ra bệnh, bố mẹ cần lưu ý

7
Phòng khám quốc tế xương khớp

Giời khám bệnh: 8h00 - 17h30. Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ & chủ nhật

Địa chỉ phòng khám: : 219D Đường Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM

Hotline tư vấn: 0769 684 999

Tư vấn qua chat trực tuyến

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Lý do bạn chọn phòng khám quốc tế xương khớp
  • 1. Phòng khám 100% là bác sĩ người Việt Nam, trực tiếp thăm khám và điều trị, các bác sĩ đều có rất nhiều năm kinh nghiệm. Là một trong những đơn vị đầu tiên được sở ý tế công nhận và cấp phép.
  • 2. Bác sĩ làm việc thăm khám chữa bệnh tại phòng khám là BS Nguyễn Ngọc Nga-Nguyên Trưởng Khoa Ngoại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương – được xếp hạng thứ 1 trong top 5 bác sĩ đông y giỏi nhất ở Hà Nội.
  • 3. Thuốc 100% từ thiên nhiên dạng thang được sàng lọc kỹ càng, chỉ lấy những phần hảo hạng, thuốc được đăng ký kiểm định theo thông tư 44/2014//TT-BYT chứng nhận an toàn sức khỏe
  • 4. Thông thường 1 thang thuốc chỉ có 12-15 vị, bệnh nhân phải uống từ 1-2 tháng mới thấy hiệu quả, tại Phòng Khám Mỹ Việt 1 thang thuốc có từ 28 - trên 30 vị giúp hiệu quả trị trị rút ngắn 50% so với những phòng khám khác.
  • 5. Phòng Khám Quốc Tế Xương Khớp - là nơi tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước, nhận được rất nhiều phản hồi tốt và tích cực của bệnh nhân sau điều trị.

Bài viết liên quan