Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến đối với người lớn tuổi nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoát vị đĩa đệm trong bài viết này nhé!
1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
1.1. Cấu tạo, chức năng của đĩa đệm
Đĩa đệm là miếng lót (đệm cao su) nằm giữa các đốt cột sống, có hình tròn dẹt với đường kính khoảng 2,54cm, độ dày ¼ đường kính.
Cấu trúc đĩa đệm gồm 3 phần chính là nhân nhầy, bao xơ và tấm sụn ở tận cùng. Đĩa đệm đảm nhiệm ba vai trò:
- Kết nối các đốt sống
- Phân tán khả năng tác dụng lực
- Hỗ trợ trao đổi chất
1.2. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Theo wikipedia, thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.
Nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép rễ thần kinh gây ra thoát vị đĩa đệm
1.3. Vị trí thoát vị đĩa đệm thường gặp
Tất cả đĩa đệm nằm trên cột sống đều có nguy cơ bị thoát vị, tuy nhiên hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm lưng bởi đây là những vùng cột sống chịu nhiều chèn ép, áp lực và dễ tổn thương do thói quen, công việc, sinh hoạt hàng ngày gây nên
2. Bốn giai đoạn thoát vị đĩa đệm
4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm trải qua 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng.
- Giai đoạn 1: Phình đĩa đệm: đĩa đệm phình to hơn với kích thước bình thường nhưng vòng xơ chưa bị rách
- Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm: vòng xơ bị suy yếu và rách một phần nhưng chưa rách hoàn toàn, nhân nhầy vẫn ở trong vòng bao xơ và tạo thành ổ lồi khu trú, 1 số trường hợp cá biệt nhân nhày thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to.
- Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ: vòng bao xơ rách hoàn toàn khiến nhân nhầy và các tổ chức khác thoát vị hẳn ra ngoài, nhưng vẫn là 1 khối hoàn chỉnh, chưa có hiện tượng tách rời.
- Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: phần nhân nhầy thoát ra ngoài kèm với hiện tượng tách ra khỏi đĩa đệm. Khi để thoát vị đĩa đệm đến giai đoạn này, bệnh nhân sẽ gặp những vấn đề:
- Đau rất nhiều và dữ dội
- Teo cơ
- Rối loạn bài tiết
3. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Tuổi tác, thói quen sinh hoạt, lao động,... là những yếu tố làm gia tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm là nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.
-
Tuổi tác: quá trình lão hóa xảy ra nhanh khi bước vào độ tuổi trung niên (ngoài 35 tuổi), cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi
-
Chấn thương: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương khi chơi thể thao,... làm tổn thương cột sống và đĩa đệm
-
Công việc: người lao động phổ thông phải mang vác nặng thường xuyên, nhân viên văn phòng giữ tư thế làm việc cố định suốt thời gian dài,... làm gia tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm
-
Thừa cân, béo phì: trọng lượng cơ thể càng lớn thì áp lực lên cột sống và đĩa đệm càng tăng, dễ xảy ra hiện tượng thoái hóa, suy giảm chức năng. Theo nghiên cứu, người béo phì có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao gấp 12 lần so với người bình thường.
-
Bệnh cột sống: các bệnh lý như gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh
-
Di truyền
4. Những ai có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm
Từ nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, ta có thể dễ dàng chỉ ra các nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm:
- Người cao tuổi
- Bệnh lý cột sống: người bị thoái hóa cột sống hoặc mắc các bệnh lý cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống…
- Lao động nặng: công nhân, thợ xây, bốc vác,...
- Thói quen ngồi lâu: học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng, tài xế,...
- Đặc thù: diễn viên múa, vận động viên thể thao,
5. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cơ bản là những cơn đau tại vùng bị thoát vị và ảnh hưởng tới khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh.
- Đau tại chỗ: đau âm ỉ hoặc đau nhói vùng thắt lưng hoặc cổ, đau nhiều khi vận động (đi lại, lên xuống cầu thang,...) và giảm dần khi ngồi nghỉ. Có thể kèm theo cảm giác nóng hoặc ngứa vùng thắt lưng, cổ bị thoát vị
- Đau lan rộng: phần nhân nhầy thoát vị chèn ép rễ thần kinh khiến tình trạng đau lan rộng và gây ra hiện tượng tê bì ở cánh tay, vai hoặc đùi, mông, bắp chân
- Giảm khả năng vận động: khả năng vận động không còn linh hoạt, khó khăn khi cúi gập cổ, xoay người
- Yếu chi: cánh tay và chân có cảm giác vô lực, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại và cầm nắm đồ vật.
- Triệu chứng khác: mệt mỏi, mất ngủ, sốt nhẹ,...
Tê bì tay chân là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm
Tùy theo vị trí đĩa đệm bị thoát vị nằm ở cột sống cổ hay cột sống thắt lưng sẽ có những triệu chứng rõ ràng khác nhau, tham khảo bài viết "Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ" để nắm rõ hơn nhé!
6. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ sử dụng phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng (chẩn đoán hình ảnh)
6.1. Chẩn đoán lâm sàng thoát vị đĩa đệm
Dựa vào triệu chứng và tiền sử bệnh của bệnh nhân để bác sĩ xác định tình trạng và mức độ thoát vị đĩa đệm:
-
Đau cổ, lưng, tay, chân tê bì.
-
Đau lan ra toàn thân theo các rễ thần kinh.
-
Phù, sưng xung quanh vùng đĩa đệm thoát vị.
-
Khi hoạt động hoặc đứng thẳng phải nghiêng người về một bên để thấy bớt đau.
-
Khi ấn vào vùng thắt lưng thấy đau lan xuống chi dưới.
-
Rối loạn đại tiểu tiện.
6.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Bệnh nhân được chỉ định một trong các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sau để xác định bệnh:
-
Chụp X quang: Giúp xác định cụ thể vị trí thoát vị đĩa đệm.
-
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác và hiện đại nhất. Phương pháp này giúp xác định được hình thái của thoát vị, số tần và vị trí thoát vị.
-
Chụp bao rễ thần kinh: Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm nhưng không chụp được bằng MRI.
-
Chụp cắt lớp vi tính: Sử dụng khi thoát vị đĩa đệm đi kèm thoái hoá xương (vôi hoá dây chằng sau, dày mỏ xương và dây chằng vàng).
7. Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là câu hỏi chung của nhiều bệnh nhân vì bệnh này không chỉ gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và phiền toái mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hàng ngày.
Thoát vị đĩa đệm KHÔNG nguy hiểm nếu phát hiện bệnh sớm và phương pháp điều trị phù hợp, cộng với sự tuân thủ phác đồ điều trị từ phía bệnh nhân.
Tuy nhiên, nếu chủ quan và để bệnh phát triển đến giai đoạn 3 và 4 có thể để lại những biến chứng thoát vị đĩa đệm vô cùng nguy hiểm:
- Suy giảm đến mất khả năng vận động, lao động.
- Rối loạn cảm giác: tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh.
- Tổn thương thần kinh
- Rối loạn bài tiết: đại tiểu tiện không tự chủ.
- Bại liệt, tàn phế.
8. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
8.1. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc
Một số nhóm thuốc đặc trị được kê cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm:
- Thuốc giảm đau - kháng viêm: Paracetamol, diclofenac, meloxicam...
-
Thuốc chống động kinh.
-
Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal... chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống.
Sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm có ưu và nhược điểm:
-
Ưu điểm: tác dụng giảm triệu chứng đau nhanh, dễ dàng sử dụng.
-
Nhược điểm:, sử dụng trong thời gian dài sẽ gây nhờn thuốc, kháng thuốc và nhiều tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng tới cơ quan khác trong cơ thể.
>>> Tham khảo bài viết: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y và những điều người bệnh cần biết
8.2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài tập
Một số bài tập có tác dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm như tập yoga, đi bộ hoặc đạp xe đúng cách
-
Ưu điểm: giảm áp lực lên cột sống, nhờ vậy giảm các cơn đau, tăng sự dẻo dai cho xương khớp, đẩy nhanh tiến trình hồi phục bệnh
-
Nhược điểm: không điều trị dứt điểm, phải duy trì tập thường xuyên trong khi bệnh vẫn có nguy cơ tiến triển nặng
8.3. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nặng và gây ra biến chứng như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại, mất kiểm soát cơ vòng, bác sĩ có thể cân nhắc đến phương án phẫu thuật đĩa đệm. Một số ưu, nhược điểm của phương pháp này
-
Ưu điểm: giải quyết tình trạng thoát vị đĩa đệm nhanh chóng.
-
Nhược điểm: nguy cơ nhiễm trùng trước - trong và sau mổ, khả năng tổn thương các dây thần kinh, và tỉ lệ tái phát cao.
9. Điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm tại phòng khám Mỹ Việt
Hiện tại, phòng khám Mỹ Việt đang sử dụng hai phương pháp điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm là sóng cao tần và kim siêu vi:
- Sóng cao tần: sử dụng các bước sóng ở tần số cao, tác động trực tiếp vào vị trí nhân nhầy đĩa đệm đang tổn thương, sẽ làm giảm áp lực trong lòng đĩa đệm, giúp co hồi khối thoát vị trở về vị trí ban đầu, giải phóng dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp sóng cao tần
- Kim siêu vi: bóc tách những gân cơ dây chằng xơ hóa, giúp giải phóng hoàn toàn các dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép, từ đó giúp cho lượng máu nuôi dưỡng phục hồi tế bào tổn thương.
Kết hợp sóng cao tần và kim siêu vi trong điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm có ưu điểm:
-
Bảo tồn 100% cấu trúc đĩa đệm và cột sống
-
An toàn tuyệt đối: không gây mê, không vết thương hở, không chảy máu, không gây tác dụng phụ
-
Thời gian điều trị ngắn, chỉ khoảng 30p-45p
-
Điều trị đạt hiệu quả cao, lâu dài
Liệu trình sẽ tùy theo mức độ, thông thường từ 3- 6 lần điều trị, mỗi lần điều trị chỉ từ 30-45p tùy mức độ nặng nhẹ, khi thăm khám bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị chi tiết.
10. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm như thế nào
Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm nói riêng và bệnh lý xương khớp nói chung, chúng ta cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và hợp lý, kết hợp giữa lao động và nghỉ ngơi:
-
Thường xuyên chơi thể thao, tập thể dục
-
Hạn chế mang vác nặng
-
Ăn uống lành mạnh: bổ sung canxi, vitamin D (tốt cho xương) và các vitamin nhóm B (tốt cho thần kinh), hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,...
-
Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi xen kẽ để đĩa đệm được phục hồi kịp thời, tránh tình trạng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm sau này.
Tập thể dục đều đặn để phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Giời khám bệnh: 8h00 - 17h30. Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ & chủ nhật
Địa chỉ phòng khám: : 219D Đường Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
Hotline tư vấn: 0769 684 999
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất- 1. Phòng khám 100% là bác sĩ người Việt Nam, trực tiếp thăm khám và điều trị, các bác sĩ đều có rất nhiều năm kinh nghiệm. Là một trong những đơn vị đầu tiên được sở ý tế công nhận và cấp phép.
- 2. Bác sĩ làm việc thăm khám chữa bệnh tại phòng khám là BS Nguyễn Ngọc Nga-Nguyên Trưởng Khoa Ngoại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương – được xếp hạng thứ 1 trong top 5 bác sĩ đông y giỏi nhất ở Hà Nội.
- 3. Thuốc 100% từ thiên nhiên dạng thang được sàng lọc kỹ càng, chỉ lấy những phần hảo hạng, thuốc được đăng ký kiểm định theo thông tư 44/2014//TT-BYT chứng nhận an toàn sức khỏe
- 4. Thông thường 1 thang thuốc chỉ có 12-15 vị, bệnh nhân phải uống từ 1-2 tháng mới thấy hiệu quả, tại Phòng Khám Mỹ Việt 1 thang thuốc có từ 28 - trên 30 vị giúp hiệu quả trị trị rút ngắn 50% so với những phòng khám khác.
- 5. Phòng Khám Quốc Tế Xương Khớp - là nơi tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước, nhận được rất nhiều phản hồi tốt và tích cực của bệnh nhân sau điều trị.