Xẹp đốt sống lưng - Những điều cần biết cho người mắc bệnh

Xẹp đốt sống lưng là bệnh lý xương khớp phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Không chỉ gây ra tình trạng đau nhức, ảnh hưởng tới sinh hoạt và vận động của người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời, xẹp đốt sống lưng có thể đi cùng những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

1. Xẹp đốt sống lưng là gì?

Xẹp đốt sống lưng là tình trạng xẹp đốt sống xảy ra với các đốt sống ở vùng ngực và thắt lưng, các đốt sống thắt lưng này bị thoái hóa mất nước do loãng xương, tai nạn,... dẫn đến giảm độ dẻo dai và bị lún, xẹp khiến người bệnh đau đớn tại vùng thắt lưng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, vận động của người bệnh.

Hình ảnh xẹp đốt sống lưng bệnh

Hình ảnh mô phỏng tình trạng xẹp đốt sống lưng

Xẹp đốt sống lưng là tình trạng điển hình, chiếm 85% tổng số ca bệnh xẹp đốt sống bởi các đốt sống ở vị trí cột sống ngực và thắt lưng nằm ở vị trí chịu lực của cột sống, đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận động của cơ thể người. Các vị trí đốt sống lưng có tỉ lệ cao bị xẹp là d11, d12, l1, l4, l5...

2. Nguyên nhân xẹp đốt sống lưng

Nguyên nhân xẹp đốt sống lưng cơ bản giống với nguyên nhân gây xẹp đốt sống, chủ yếu là do loãng xương, thói quen sinh hoạt, chấn thương,....

2.1 Loãng xương

  • Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra xẹp đốt sống lưng, có đến 90% các ca bệnh xẹp đốt sống lưng xuất phát từ nguyên nhân này. Loãng xương khiến cho các mô xương trở nên xốp và yếu, dễ dàng gặp tổn thương, nứt vỡ và lún xẹp. 

  • Tình trạng loãng xương ở phụ nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới, có đến 76% phụ nữ Việt Nam độ tuổi 50 trở lên mắc phải căn bệnh này.

nguyên nhân bị xẹp đốt sống lưng

Loãng xương là một trong những nguyên nhân bị xẹp đốt sống lưng

2.2 Thói quen sinh hoạt không khoa học

Thói quen sinh hoạt không khoa học, lười vận động, ít tập thể dục sẽ khiến xương khớp rệu rã và suy yếu, các đốt sống thắt lưng không giữ được độ linh hoạt vốn có, dẫn đến nguy cơ xẹp đốt sống lưng.

2.3 Yếu tố công việc

Một nguyên nhân xẹp đốt sống lưng nữa là do yếu tố công việc đặc thù

  • Người phải thường xuyên lao động nặng nhọc khiến cột sống thắt lưng áp lực lớn hơn bình thường

  • Người phải ngồi làm việc thời gian dài, khiến cột sống không được vận động, các khớp bị xơ cứng cũng khiến các đốt sống tổn thương và lún xẹp...

2.4 Chấn thương cột sống thắt lưng

Chấn thương cột sống thắt lưng do tai nạn giao thông hay quá trình chơi thể thao nếu không được điều trị triệt để, theo thời gian những tổn thương này tích lũy dần và khiến các đốt sống trở nên thoái hóa, xốp và yếu, rất dễ bị lún xẹp.

ngã xẹp đốt sống lưng

Ngã xẹp đốt sống lưng

2.5 Bệnh lý cột sống

Một số bệnh lý cột sống điển hình như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,... hay ung thư xương, ung thư di căn xương khiến tế bào xương ở đốt sống thắt lưng bị phá hủy, xốp và yếu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2.6 Một vài nguyên nhân khác

Tình trạng xẹp đốt sống lưng cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh béo phì hoặc những người lạm dụng sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…Theo thống kê cho thấy những người sử dụng rượu, bia, thuốc lá thường xuyên không những mắc các vấn đề và tim, phổi, mà còn khiến cho hệ thống xương khớp trở nên suy yếu hơn. 

3. Triệu chứng xẹp đốt sống lưng

Triệu chứng xẹp đốt sống lưng liên quan mật thiết tới quá trình vận động của người bệnh, cụ thể: 

  • Đau thắt lưng đột ngột khi vận động, nhất là khi xoay người hoặc cử động mạnh, bê vác nặng.

  • Mỗi khi đi lại thấy nhói đau ở lưng, cơn đau có thể tê rần như kiến bò. Những cơn đau sẽ giảm xuống khi người bệnh nghỉ ngơi. 

Người bị xẹp đốt sống lưng thường xuất hiện những cơn đau nhói ở lưng

Người bị xẹp đốt sống lưng thường xuất hiện những cơn đau nhói ở lưng

  • Một dấu hiệu dễ dàng quan sát được đó là người bệnh giảm chiều cao rõ rệt do đốt sống thắt lưng bị lún xẹp, mất chiều cao vốn cố

  • Ở người bệnh nặng sẽ thấy cột sống bị cong vẹo, biến dạng, gù cột sống. 

4. Xẹp đốt sống lưng có nguy hiểm không?

Xẹp đốt sống lưng không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan với bệnh này sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

4.1 Cột sống lưng biến dạng

Người bệnh sẽ thấy vùng lưng bị vẹo, lệch sang một bên. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở và chán ăn, do lúc này phần cột sống cong, lệch chèn ép lên cơ quan nội tạng.

Xẹp cột sống thắt lưng làm biến dạng cột sống

Xẹp cột sống thắt lưng thường gây biến dạng cột sống lưng

4.2 Mất vững từng đoạn cột sống

Cơ thể người bệnh sẽ bị hạn chế vận động khi đốt sống bị xẹp 50% trở lên. Đây là tình trạng mất vững từng đoạn cột sống, lúc này quá trình thoái hóa cột sống sẽ được đẩy nhanh, người bệnh có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.

4.3 Biến chứng các bệnh thần kinh

Người bệnh có thể mắc bệnh đau thần kinh tọa khi cột sống chèn ép lên các dây thần kinh. Chân và tay người bệnh sẽ bị tê bì, yếu cơ, trường hợp nặng người bệnh thấy bí tiểu hoặc đại tiểu tiện mất kiểm soát.

4.4 Hẹp ống tủy

Các đốt sống bị xẹp, lún có thể xuất hiện những mảnh vỡ, các mảnh vỡ này chui vào ống tủy và chèn ép vào tủy sống, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ bị bại liệt chi dưới (chân).

Xẹp đốt sống thắt lưng gây hẹp ống sống

Xẹp đốt sống thắt lưng có thể gây hẹp ống sống rất nguy hiểm

4.5 Mất khả năng sinh hoạt

Các cơn đau nhức sẽ luôn hành hạ người bệnh, người bệnh lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, bực bội, chán ăn, cơ thể ngày một suy yếu và trở nên trầm cảm. Lúc này khả năng sinh hoạt và lao động của người bệnh bị ảnh hưởng rõ rệt, trường hợp nặng người bệnh mất đi khả năng lao động. 

5. Bị xẹp đốt sống lưng phải làm sao?

Như đã nêu ở trên, xẹp đốt sống lưng không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số lời khuyên của các bác sĩ tại phòng khám Mỹ Việt đối với câu hỏi "bị xẹp đốt sống lưng phải làm sao?"

5.1 Xây dựng lối sống, lối sinh hoạt lành mạnh

  • Người bệnh cần giữ tình thần lạc quan, thái độ bình tĩnh.

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe.

  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

  • Thăm khám sức khỏe thường xuyên.

>>> Tham khảo thêm: 

5.2 Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Tùy tình trạng xẹp đốt sống lưng nặng hay nhẹ, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị xẹp đốt sống là điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa hay điều trị bảo tồn. Một số trường hợp các bác sĩ chỉ định mổ xẹp đốt sống lưng:

  • Các phương pháp điều trị bảo tồn không có kết quả.

  • Có mảnh rời chèn vào tủy sống.

  • Đốt sống bị xẹp trên 50%, bị biến dạng, chèn ép dây thần kinh. 

  • Người bệnh nên lựa chọn và cân nhắc kỹ trước khi mổ bởi những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình mổ. Các ca mổ thần kinh cột sống là những ca khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm. 

Phẫu thuật gãy xẹp đốt sống thắt lưng

Cần phẫu thuật khi tình trạng gãy xẹp đốt sống thắt lưng trên 50%

6. Phương pháp mổ xẹp đốt sống lưng

  • Phẫu thuật tạo hình đốt sống: Đây là phương pháp phẫu thuật giúp ổn định vị trí đốt sống và giảm đau do gãy, xẹp đốt sống.. 

  • Thủ thuật kyphoplasty: Đây là phương pháp phẫu thuật tạo hình gù cột sống, là một hình thức bơm xi măng sinh học vào đốt sống. Phương pháp này được áp dụng cho xương bị gãy nhiều, cột sống gù nhiều, tuy nhiên chi phí của phương pháp phẫu thuật này khá tốn kém. 

  • Phẫu thuật hợp nhất cột sống: Các bác sĩ sẽ sử dụng một mảnh xương nhân tạo thông qua vết mổ để gắn vào cột sống. Mảnh ghép sẽ được đặt ở vị trí đốt sống cần hợp nhất, sau một thời gian mảnh ghép và đốt sống cần cố định sẽ hợp nhất lại với nhau.

>>> Có thể bạn quan tâm:

40
Phòng khám quốc tế xương khớp

Giời khám bệnh: 8h00 - 17h30. Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ & chủ nhật

Địa chỉ phòng khám: : 219D Đường Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM

Hotline tư vấn: 0769 684 999

Tư vấn qua chat trực tuyến

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Lý do bạn chọn phòng khám quốc tế xương khớp
  • 1. Phòng khám 100% là bác sĩ người Việt Nam, trực tiếp thăm khám và điều trị, các bác sĩ đều có rất nhiều năm kinh nghiệm. Là một trong những đơn vị đầu tiên được sở ý tế công nhận và cấp phép.
  • 2. Bác sĩ làm việc thăm khám chữa bệnh tại phòng khám là BS Nguyễn Ngọc Nga-Nguyên Trưởng Khoa Ngoại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương – được xếp hạng thứ 1 trong top 5 bác sĩ đông y giỏi nhất ở Hà Nội.
  • 3. Thuốc 100% từ thiên nhiên dạng thang được sàng lọc kỹ càng, chỉ lấy những phần hảo hạng, thuốc được đăng ký kiểm định theo thông tư 44/2014//TT-BYT chứng nhận an toàn sức khỏe
  • 4. Thông thường 1 thang thuốc chỉ có 12-15 vị, bệnh nhân phải uống từ 1-2 tháng mới thấy hiệu quả, tại Phòng Khám Mỹ Việt 1 thang thuốc có từ 28 - trên 30 vị giúp hiệu quả trị trị rút ngắn 50% so với những phòng khám khác.
  • 5. Phòng Khám Quốc Tế Xương Khớp - là nơi tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước, nhận được rất nhiều phản hồi tốt và tích cực của bệnh nhân sau điều trị.

Bài viết liên quan