Tìm hiểu về đĩa đệm - Cấu tạo đĩa đệm bao gồm những gì?
Chúng ta thường nghe nhiều các bệnh về đĩa đệm như thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm…gây cho người bệnh những cơn đau đớn và có thể dẫn đến bại liệt. Vậy đĩa đệm là gì? Nó có cấu tạo ra sao? Vì sao đĩa đệm lại quan trọng như vậy, mời bạn đọc cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là một miếng lót nằm giữa các thân đốt sống, có hình tròn dạng viên nang phẳng. Nó có cấu trúc dạng sợi, được xếp vòng theo tâm, bên trong có chứa nhân keo gelatin. Thông thường cột sống cơ thể người có 23 đĩa đệm, mỗi đĩa đệm có đường kính khoảng 2,5 cm và bề dầy khoảng 0,6 cm.
Các đĩa đệm có tổng chiều dài khoảng 1/4 cột sống, tuy nhiên theo thời gian, chiều dài và kích thước đĩa đệm sẽ ngắn dần do bị mất nước, thoái hóa...
2. Cấu tạo đĩa đệm
Đĩa đệm giống như một bộ phận giảm xóc của cơ thế, có cấu tạo đĩa đệm gồm 3 phần: Vòng bao xơ, nhân nhầy gelatin và tấm sụn đĩa đệm. Mỗi phần có một chức năng cũng như nhiệm vụ khác nhau, cụ thể là:
2.1 Vòng bao xơ đĩa đệm
-
Vòng bao xơ là phần bên ngoài nhân nhầy đĩa đệm, có cấu tạo bởi các sợi collagen xếp vòng với nhau quanh nhân nhầy tạo thành các lớp có hình elip.
-
Vòng bao xơ có nhiệm vụ bảo vệ nhân nhầy đĩa đệm đồng thời chúng có nhiệm vụ chống lại các lực hướng ngang, lực vặn xoắn… tác động lên thân đốt sống và giữ cho đốt sống luôn giữ đúng trục của nó.
2.2 Nhân nhầy đĩa đệm
-
Nhân nhầy đĩa đệm là một hoạt dịch nhầy và trong suốt có cấu tạo từ thành phần chủ yếu là proteoglycans.
-
Nhân nhầy có tính hấp thụ nước khá cao, ở trẻ em có đến 80% lượng nước trong nhân nhầy, và lượng nước giảm dần khi trưởng thành (chiếm khoảng 60%).
-
Mỗi khi có lực tác động lên cột sống, đĩa đệm sẽ xẹp xuống để giảm áp lực và chịu lực, đồng thời giải phóng lượng nước ra ngoài và phân tán bề mặt đĩa đệm. Khi hết tác động của lực, nhân nhầy sẽ phồng lên và hút lại lượng nước đã mất.
2.3 Tấm sụn đĩa đệm
-
Lớp ngoài cùng của vòng bao xơ bám vào viền đốt sống và lớp bên trong bám lên bề mặt sụn đốt sống. Ngoài ra giữa sụn thân đốt sống và lớp ngoài vòng bao xơ còn có “tấm sụn tận cùng” được cấu tạo bởi canxi, collagen, nước, proteoglycans.
-
Tấm sụn tận cùng có nhiệm vụ bảo vệ đốt sống, rễ thần kinh và tủy sống để không bị nhân nhầy đĩa đệm chèn ép vào. Khi tấm sụn tận cùng bị hư tổn, rách sẽ làm nhân nhầy thoát ra ngoài, từ đó sẽ gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.
Cấu tạo của đĩa đệm
3. Chức năng của đĩa đệm
Đĩa đệm có chức năng rất quan trọng đối với cột sống, cụ thể như sau:
3.1 Đĩa đệm có chức năng nối các đốt sống
-
Đĩa đệm có nhiệm vụ nối các đốt sống lại với nhau tạo thành một khối vững chắc và linh hoạt.
-
Chính nhờ có đĩa đệm mà cột sống có thể xoay chuyển, vận động linh hoạt và là nơi trụ cột vững chắc cho cơ thể.
3.2 Chịu lực và phân tán lực
-
Trong quá trình vận động của cơ thể và lao động sinh hoạt hàng ngày, các đốt sống rất dễ bị tổn thương. Chính đĩa đệm đã giúp đốt sống hạn chế những tổn thương này.
-
Nhờ vào khả năng biến dạng, chịu lực, chịu nén ép của đĩa đệm, mà mọi vận động của đốt sống đều lấy đĩa đệm làm trung tâm. Các đốt sống có thể thoải mái vận động, vặn xoắn .. mà không lo bị các tổn thương.
-
Bên cạnh đó nhờ có đường cong sinh lý của cột sống và độ phình của đĩa đệm, mà cột sống có khả năng chống đỡ được trọng lượng cơ thể và giảm xóc các chấn động gặp phải. Khi cơ thể vận động, chạy nhảy, các chấn động, rung sóc tác động lên cột sống sẽ được đĩa đệm hấp thu và ngăn không cho các chấn động này truyền nên não bộ.
3.3 Hỗ trợ quá trình trao đổi chất
- Đĩa đệm cũng hỗ trợ cho sự trao đổi chất của cơ thể, tuy nhiên khác với bác bộ phận khác trên cơ thể, đĩa đệm trao đổi chất thông qua các màng của vòng bao xơ đĩa đệm và khuếch tán các chất dinh dưỡng.
4. Các bệnh liên quan đến đĩa đệm thường gặp
Vì là nơi chịu lực và giảm sóc của cơ thể, cho nên đĩa đệm rất dễ dàng mắc các bệnh liên quan. Điển hình như:
4.1 Thoát vị đĩa đệm
-
Xảy ra khi vòng bao xơ bị rách, nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi vòng bao xơ chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống, gân, cơ, dây chằng... gây đau nhức cục bộ cho người bệnh.
-
Khi mắc thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng đau nhức dai dẳng, kèm theo tê bì chân tay. Nguy hiểm hơn, thoát vị đĩa đệm có thể gây teo cơ, khiến cho người bệnh bị bại liệt các chi, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động sau này.
4.2 Xẹp đĩa đệm
-
Đây là tình trạng đĩa đệm bị mất nước và độ dẻo dai, từ đó có thể bị gãy nứt và xẹp xuống.
-
Xẹp đĩa đệm làm mất đi chắc năng chịu lực, giảm xóc, khiến cho các đốt sống tiếp giáp vào nhau và tạo nên các tổn thương cho đốt sống.
4.3 Phình, phồng đĩa đệm
-
Đây là tình trạng đĩa đệm thoát khỏi vị trí ban đầu, vòng bao xơ bị chèn ép và phồng lên, có dấu hiệu nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài.
-
Phình, phồng đĩa đệm có thể coi là giai đoạn của thoát vị đĩa đệm nhẹ.
4.4 Thoái hóa đĩa đệm
-
Xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, theo thời gian kích thước đĩa đệm giảm dần trở nên thoái hóa và mất nước. Lúc này các đốt sống sẽ ma sát vào nhau tạo nên các tổn thương xung quanh đĩa đệm và đốt sống.
-
Thoái hóa đĩa đệm có thể làm cho người bệnh đau nhức mỗi khi vận động, đứng ngồi lâu...
Đĩa đệm bị thoái hóa
5. Cách phòng tránh các bệnh liên quan đến đĩa đệm
Để phòng tránh các bệnh liên quan đến đĩa đệm, người bệnh cần tăng cường sức khỏe của đĩa đệm bằng các biện pháp như:
-
Ăn uống, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, collagen, vitamin K, vitamin D… và uống nhiều nước (khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày)
-
Giữ cân nặng hợp lý, không để thừa cân béo phì.
-
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga…
-
Tập thể dục thường xuyên, nên tập các bài tập tăng cường chức năng cột sống như bơi lội, yoga…và hạn chế các môn thể thao vận động mạnh như cầu lông, bóng chuyền, bóng đá…
Bơi lội giúp tăng cường độ dẻo dai của cột sống và đĩa đệm
-
Thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngồi, ngủ, nghỉ đúng tư thế, không nằm gối quá cao, không ngồi lệch người…
-
Hạn chế lao động bê vác nặng, ngồi một chỗ quá lâu, không nên cử động đột ngột tránh các tổn thương vùng cột sống.
Giời khám bệnh: 8h00 - 17h30. Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ & chủ nhật
Địa chỉ phòng khám: : 219D Đường Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM
Hotline tư vấn: 0769 684 999
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất- 1. Phòng khám 100% là bác sĩ người Việt Nam, trực tiếp thăm khám và điều trị, các bác sĩ đều có rất nhiều năm kinh nghiệm. Là một trong những đơn vị đầu tiên được sở ý tế công nhận và cấp phép.
- 2. Bác sĩ làm việc thăm khám chữa bệnh tại phòng khám là BS Nguyễn Ngọc Nga-Nguyên Trưởng Khoa Ngoại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương – được xếp hạng thứ 1 trong top 5 bác sĩ đông y giỏi nhất ở Hà Nội.
- 3. Thuốc 100% từ thiên nhiên dạng thang được sàng lọc kỹ càng, chỉ lấy những phần hảo hạng, thuốc được đăng ký kiểm định theo thông tư 44/2014//TT-BYT chứng nhận an toàn sức khỏe
- 4. Thông thường 1 thang thuốc chỉ có 12-15 vị, bệnh nhân phải uống từ 1-2 tháng mới thấy hiệu quả, tại Phòng Khám Mỹ Việt 1 thang thuốc có từ 28 - trên 30 vị giúp hiệu quả trị trị rút ngắn 50% so với những phòng khám khác.
- 5. Phòng Khám Quốc Tế Xương Khớp - là nơi tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước, nhận được rất nhiều phản hồi tốt và tích cực của bệnh nhân sau điều trị.