Cấu trúc cột sống và các bệnh lý thường gặp trên cột sống

Cột sống là trung tâm của hệ xương, làm cột trụ, quyết định sự sống và sự vận động của cơ thể người. Cấu trúc của cột sống như thế nào, đảm nhiệm những vai trò gì, những bệnh lý thường gặp ở cột sống, cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Cấu trúc cột sống

Cột sống là một cột xương gồm nhiều đốt sống chồng lên nhau, có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, vận động. Ngoài ra, cột sống còn chứa và bảo vệ tủy sống bên trong ống tủy sống.

Hình ảnh cột sống nhìn ngang, dọc và nghiêng

Hình ảnh cột sống nhìn ngang, dọc và nghiêng

Các phần của cột sống

Cột sống ở người trưởng thành gồm 33 đốt xương sống, liên kết giữa các đốt sống thông thường là 1 đĩa đệm, cùng với dây chằng liên lết các đốt sống có chức năng nâng đỡ cột sống. Tùy vào vùng, vị trí mà chia cột sống ra thành các phần:

  • Cột sống cổ: gồm 7 đốt sống định vị tại vùng cổ của cơ thể người (kí hiệu C1 - C7, viết tắt của cervical)
  • Cột sống ngực: 12 đốt sống định vị tại vùng lưng cao hoặc ngực và liên kết với xương lồng ngực (kí hiệu T1 - T12 hoặc D1 - D12)
  • Cột sống thắt lưng: 5 đốt sống thắt lưng định vị tại vùng lưng thấp hay thắt lưng (kí hiệu L1 - L5)
  • Cột sống cùng: 5 đốt sống định vị tại vùng chậu (kí hiệu S1 - S5)
  • 4 đốt sống cụt

Đường cong cột sống

Nhìn từ trước ra sau, cột sống là một đường thẳng đứng, nhưng nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau:

  • Cột sống cổ cong lồi ra trước ở tư thế ưỡn, độ ưỡn trung bình 20o - 40o
  • Cột sống ngực cong lồi ra sau ở tư thế còng với độ còng trung bình 20o - 40o
  • Cột sống thắt lưng cong lồi ra trước ở tư thế ưỡn, độ ưỡn trung bình cao hơn cột sống cổ, từ 40o - 60o
  • Cột sống cùng dính nhau thành một khối xương ở trạng thái còng.

Sự chuyển tiếp từ trạng thái ưỡn của cột sống cổ sang trạng thái còng của đoạn cột sống ngực, từ trạng thái còng của đoạn cột sống ngực sang trạng thái ưỡn của đoạn cột sống thắt lưng và từ trạng thái ưỡn của đoạn cột sống thắt lưng sang trạng thái còng của xương cùng tạo thành đường cong cột sống.

2. Cấu tạo của mỗi đốt sống

Nhìn chung, mỗi đốt sống đều được tạo nên từ 4 phần là: thân đốt sống, cung đốt sống, các mỏm và lỗ đốt sống.

Cấu tạo đốt sống

Cấu tạo đốt sống

2.1. Thân đốt sống

Thân đốt sống là một khối xương hình trụ, có hai mặt trên và dưới, hơi lõm ở giữa và có vành xương đặc ở xung quanh, hai mặt trên và dưới tiếp xúc với đĩa gian đốt sống.

Vị trí và nhiệm vụ: thân đốt sống nằm ở phía trước, chịu đựng sức nặng của cơ thể.

2.2. Cung đốt sống

Đốt sống có hai mảnh cung và hai cuống cung , cùng với thân đốt tạo thành lỗ đốt sống. Cung đốt sống gồm 2 phần: 

  • Hai mảnh cung đốt sống ở sau.
  • Hai cuống cung đốt sống nối hai mảnh với thân đốt sống. Ở bờ trên và bờ dưới cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới, các khuyết này cùng với khuyết của các đốt lân cận tạo nên lỗ gian đốt sống khi hai đốt sống chồng lên nhau, để dây thần kinh gai sống chui qua.

2.3. Mỏm đốt sống

Mỏm đốt sống là phần đi ra từ cung đốt sống, có 3 dạng:

  • Mỏm khớp
  • Mỏm gai
  • Mỏm ngang

2.4. Lỗ đốt sống

Lỗ đốt sống được giới hạn phía trước bỡi thân đốt sống, ở hai bên và phía sau bởi cung đốt sống, khi các đốt sống khép lại thành cột sống thì các lỗ đốt sống này tạo thành ống sống chứa tủy gai.

3. Đặc điểm của đốt sống trong từng phần cột sống.

3.1. Các đốt sống cổ

  • Các đốt sống cổ có thân dẹp, phía trước dày hơn phía sau, đỉnh của mỏm gai tách thành hai củ, mỏm ngang dính vào thân, vào cuống, có một lổ ngang để mạch đốt sống chui qua, mạch trên của mỏm ngang có rãnh thần kinh gai sống .
  • Lỗ đốt sống hình tam giác và rộng hơn các lỗ đốt sống khác, để chữa đoạn phình cổ của tuỷ gai và thích ứng với tiến độ di động lớn của đoạn sống cổ .
  • Đầu gai và thân đốt ngang nhau.

Ngoài ra, các đốt sống cổ còn có đặc điểm riêng như sau:

  • C1: nâng đỡ hộp sọ, có hình tròn dẹp, thân đốt không rõ và lỗ đốt rất rộng, đảm bảo cho hộp sọ có thể linh hoạt chuyển động, sờ khó thấy. Đốt sống C1 tiếp xúc trực tiếp với hộp sọ không có đĩa đệm.
  • C2: có hình khuyên tròn, dày và khỏe nhất, có thể sờ thấy rõ. Phía trên và trước khuyên lồi lên một mỏm gọi là mỏm xương khế (mỏm răng của đốt trục). Tương tự đốt trục C1, đốt trục C2 cũng giúp cho hộp sọ có thể chuyển động linh hoạt (quay trái - phải - trước - sau dễ dàng)
  • C3: đưa về phía trước
  • C4: đưa về phía trước sâu nhất.
  • C5: chuyển ra sau
  • C6: là đốt lồi trên (động mạch chủ)
  • C7: là đốt lồi dưới, cao nhất và mõm không chẻ đôi.

3.2. Đốt sống ngực

Các đốt sống ngực có liên kết và tiếp xúc với các đầu xương sườn nên mỗi đốt xương có bốn diện khớp, thân đốt khá dày, mỏm gai dày và thòng sâu đuôi gai đốt trên ngang thân đốt dưới.

  • D1: phía trên tiếp xúc với đốt sống cổ C7, khi vận động quay đầu ra sau, đốt sống D1 cố định, đốt cử động là C7
  • D2: dưới đốt sống D1.
  • D3: nằm trên đường thẳng nối hai bờ trong, phía trên của hai xương bả vai hẹp từ D1 trở xuống cột sống có xu thế cong về phía sau.
  • D4: là điểm nhô cao lên ra phía sau. Từ D4 đến D7, các đốt sống đi theo đường thẳng đứng.
  • D7: ngang đường nối hai góc dưới xương bã vai .
  • D8 - D10: các đốt sống tạo thành đường cong lồi ra phía sau, đốt sống D10 là điểm nhô lên. Khi vận động ở tư thế cúi thì đốt sống D10 nhô cao nhất và ngược lại khi oằn lưng thì đốt sống D10 đưa ra phía trước nhất.
  • Cuối cùng của phần cột sống ngực là đốt sống D11 và D12

3.3. Đốt sống thắt lưng

Các đốt sống thắt lưng so với các đốt sống lưng thì to, khoẻ hơn nhiều để chịu toàn bộ sức nặng của con người gia trọng lên nó, các mỏm gai ngắn, rộng và ngang. Thân đốt sống thắt lưng to, không tiếp khớp với xương sống nên các mỏm ngang dài và nhọn, lỗ đốt hình tam giác.

  • L1 tiếp xúc trên với đốt sống ngực D12
  • L2 nằm trên đường thẳng nối hai đầu xương sườn cụt (nơi có eo lưng bắt đầu thắt lại).
  • L4 nằm trên đường thẳng nối hai bờ trên xương hông

5 đốt sống thắt lưng có nhiệm vụ chống chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể

5 đốt sống thắt lưng có nhiệm vụ chống chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể

Lưu ý là ở nam giới và nữ giới, đốt sống thắt lưng L4 L5 có sự khác biệt: đốt sống L4 L5 ở nam giới đưa về phía trước, còn ở nữ giới thì các đốt sống này thẳng và đều

3.4. Đốt sống cùng

Các đốt sống cùng từ S1 đến S5 liên kết thành một khối, có xu hướng còng về phía sau, điểm cao nhất là đốt sống S5.

3.5. Xương cụt

Các đốt sống cụt liên kết chặt thành một khối, có xu hướng đưa về phía trước.

4. Các bệnh lý cột sống thường gặp

Những bệnh lý cột sống thường gặp là:

  • Thoái hóa cột sống
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Gai cột sống
  • Xẹp đốt sống
  • Xẹp đĩa đệm
44
Phòng khám quốc tế xương khớp

Giời khám bệnh: 8h00 - 17h30. Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ & chủ nhật

Địa chỉ phòng khám: : 219D Đường Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM

Hotline tư vấn: 0769 684 999

Tư vấn qua chat trực tuyến

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Lý do bạn chọn phòng khám quốc tế xương khớp
  • 1. Phòng khám 100% là bác sĩ người Việt Nam, trực tiếp thăm khám và điều trị, các bác sĩ đều có rất nhiều năm kinh nghiệm. Là một trong những đơn vị đầu tiên được sở ý tế công nhận và cấp phép.
  • 2. Bác sĩ làm việc thăm khám chữa bệnh tại phòng khám là BS Nguyễn Ngọc Nga-Nguyên Trưởng Khoa Ngoại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương – được xếp hạng thứ 1 trong top 5 bác sĩ đông y giỏi nhất ở Hà Nội.
  • 3. Thuốc 100% từ thiên nhiên dạng thang được sàng lọc kỹ càng, chỉ lấy những phần hảo hạng, thuốc được đăng ký kiểm định theo thông tư 44/2014//TT-BYT chứng nhận an toàn sức khỏe
  • 4. Thông thường 1 thang thuốc chỉ có 12-15 vị, bệnh nhân phải uống từ 1-2 tháng mới thấy hiệu quả, tại Phòng Khám Mỹ Việt 1 thang thuốc có từ 28 - trên 30 vị giúp hiệu quả trị trị rút ngắn 50% so với những phòng khám khác.
  • 5. Phòng Khám Quốc Tế Xương Khớp - là nơi tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước, nhận được rất nhiều phản hồi tốt và tích cực của bệnh nhân sau điều trị.

Bài viết liên quan