Thoát vị đĩa đệm lưng là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm lưng (cột sống thắt lưng) là dạng điển hình và thường gặp nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Không chỉ là bệnh tuổi cao hay xảy ra ở người lớn tuổi, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khá phổ biến ở nam giới trong độ tuổi lao động (từ 35 - 50 tuổi) với đặc điểm nghề nghiệp phải mang vác nặng, người ngồi nhiều và lệch tư thế, sinh hoạt sai tư thế.

1. Thoát vị đĩa đệm lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm lưng hiểu đơn giản là tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống thắt lưng đến phần cột sống cùng (L1 - S5), cụ thể là phần nhân nhầy bên trong một hay nhiều đĩa đệm tại vùng thắt lưng này bị thoát khỏi bao xơ, chèn ép các rễ thần kinh hoặc tủy sống gây ra tình trạng đau thắt lưng và ảnh hưởng tới vận động của cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Các vị trí thường gặp thoát vị đĩa đệm lưng là đốt sống L4 L5 và L5 S1 bởi đây là những vị trí bản lề của cột sống, chịu trách nhiệm nặng nhất trong việc nâng đỡ và vận động của cột sống.

>>> Xem thêm bài viết: Thoát vị đĩa đệm lưng L4-L5 và L5-S1

2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thăt lưng

Một nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở giới tính là nam giới có tỉ lệ mắc bệnh này cao hơn nữ giới, ngoài ra thoát vị đĩa đệm lưng chủ yếu bởi các nguyên nhân:

  • Tuổi tác: quá trình lão hóa diễn ra ở người cao tuổi khiến đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ bị thoát vị. Bệnh này khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi
  • Chấn thương: tổn thương cột sống thắt lưng do tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao nhưng không điều trị dứt điểm hoặc để quá lâu cũng trở thành nguyên nhân gây bệnh

  • Công việc nặng nhọc: nam giới phải làm việc chân tay cường độ cao, thường xuyên phải nâng, bê vác nặng trong thời gian dài khiến cột sống thắt lưng bị quá tải

Bê, vác nặng dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Bê, vác nặng dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

  • Thừa cân, béo phì

  • Thuốc lá và chất kích thích: nicotine trong thuốc lá và các chất kích thích khác làm hạn chế lưu lượng máu đến đĩa đệm cột sống, khiến cho tốc độ thoái hóa đĩa đệm tăng lên và đồng thời cản trở quá trình chữa lành tổn thương dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

  • Yếu tố di truyền

3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo từng giai đoạn

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng phát triển theo 4 giai đoạn như thoát vị đĩa đệm thông thường với những triệu chứng khác nhau.

3.1. Giai đoạn 1: Phình đĩa đệm đốt sống lưng

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở giai đoạn này chưa được rõ ràng, thỉnh thoảng người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau và tê cứng nhẹ ở vùng thắt lưng, đau có thể tăng lên khi vận động mạnh. Ở giai đoạn này, người bệnh dễ nhầm lẫn thoát vị đĩa đệm lưng với các bệnh lý khác nên thường có tâm lý chủ quan với việc thăm khám và điều trị.

3.2. Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm đốt sống lưng

Giai đoạn này khối đĩa đệm bị thoát vị ở vùng thắt lưng chèn ép lên dây thần kinh và có những triệu chứng rõ ràng là  những Cơn đau rõ ràng vùng thắt lưng với tần suất dày đặc hơn, đau nhiều hơn khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi

3.3. Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm lưng điển hình

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng ở giai đoạn này, nhân nhầy thoát vị ra ngoài vòng bao xơ, chèn ép nhiều lên dây thần kinh. Triệu chứng của giai đoạn này:

  • Đau dữ dội ngay cả khi người bệnh ngồi, cơn đau tăng lên khi vận động và đi lại
  • Tình trạng đau có thể lan xuống phần chi dưới như đùi, bắp chân, gây nên cảm giác đau nhức và tê bì chân
  • Cá biệt, một số bệnh nhân có thể gặp tình trạng mất kiểm soát khi tiểu tiện

3.4. Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có mảnh rời

Đây là giai đoạn cuối của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, nhân nhầy thoát ra ngoài hoàn toàn, xuất hiện những mảnh rời, chèn ép tủy sống và rễ dây thần kinh. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng giai đoạn này là:

  • Cơn đau thắt lưng dữ dội và thường xuyên
  • Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu.
  • Tình trạng mất cảm giác một số vùng cơ thể như: bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn.
  • Nếu không điều trị ở giai đoạn này, sẽ sinh ra biến chứng nguy hiểm như yếu cơ, bại liệt

4. Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời, có thể để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm:

  • Yếu chi và teo cơ: cảm giác đau khi vận động khiến người bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng lười vận động, lâu dần khiến hai chi dưới yếu đi, khả năng đi lại giảm sút, nguy hiểm hơn có thể khiến hai chân teo bé lại.
  • Rối loạn cảm giác: tại vùng thắt lưng bị thoát vị đĩa đệm, nơi dây thần kinh bị tổn thương sẽ bị mất cảm giác nóng lạnh và gây tê bì, ran ngứa.

  • Nguy cơ tàn phế: nhân nhầy chèn ép tủy sống khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người, thậm chí là liệt cả người.

  • Rối loạn đại tiểu tiện: khi đĩa đệm đốt sống lưng chèn ép đến dây thần kinh ở vùng thắt lưng gây rối loạn cơ vòng và hội chứng rễ đuôi ngựa, khiến người bệnh không thể tự chủ đại tiểu tiện.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng có thể bị rối loạn đại tiểu tiện

Người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng có thể bị rối loạn đại tiểu tiện

5. Điều trị thoát vị đĩa đệm lưng như thế nào hiệu quả?

Tùy theo tình trạng thoát vị đĩa đệm lưng ở giai đoạn nào, bác sĩ điều trị sẽ đưa ra phương án và phác đồ điều trị phù hợp với bệnh nhân. Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm lưng phổ biến hiện nay là tập vật lý trị liệu, sử dụng thuốc, điều trị bảo tồn và phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

5.1. Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đối với những trường hợp thoát vị đĩa đệm lưng ở giai đoạn sớm, các bài tập có tác dụng kéo giãn cơ lưng sẽ giúp người bệnh phục hồi chức năng và khá an toàn. Một số động tác vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể tham khảo như:

  • Động tác căng cơ gập lưng
  • Động tác rắn hổ mang
  • Động tác ép đầu gối về phía ngực

Lưu ý khi áp dụng vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

  • Chỉ có hiệu quả trong trường hợp bệnh được phát hiện sớm và ở những giai đoạn đầu
  • Nên tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia hoặc bác sĩ để tập đúng và tránh chấn thương khiến bệnh nặng hơn
  • Có thể kết hợp với đi bộ đều đặn để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của phần thắt lưng
  • Massage có tác dụng tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ, giúp giảm triệu chứng đau thắt lưng

5.2. Điều trị thoát vị đĩa đệm lưng bằng thuốc

Người bệnh có thể được bác sĩ hướng dẫn điều trị nội khoa bằng thuốc, giúp cách kiểm soát các cơn đau. Các nhóm thuốc thường được kê:

  • Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc giãn cơ

Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm lưng bằng thuốc:

  • Phương pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau nhất thời chứ không điều trị dứt điểm căn nguyên của bệnh
  • Sử dụng thuốc một thời gian dài, người bệnh có nguy cơ bị nhờn thuốc, uống thuốc không còn tác dụng giảm đau

5.3. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bác sĩ và người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được khuyến nghị trong trường hợp:

  • Đau dữ dội và người bệnh không thể sinh hoạt bình thường (đi lại, vận động...)
  • Chèn ép nặng gây ra tê cứng chi dưới, teo chân
  • Mất chức năng ở ruột và bàng quang.
  • Vật lý trị liệu và điều trị nội khoa bằng thuốc không có kết quả.

6. Điều trị bảo tồn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại phòng khám Mỹ Việt

Phòng khám Mỹ Việt với 10 năm kinh nghiệm ứng dụng các biện pháp điều trị bảo tồn bệnh lý xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm cột sống nói riêng đã điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm lưng. Các bác sĩ tại phòng khám sử dụng phương pháp điều trị kết hợp sóng cao tần và kim siêu vi, song song với tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

  • Kim siêu vi: bóc tách các tổ hợp dây thần kinh, mạch máu bị khối thoát vị chèn ép, nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào bị hư tổn.

Phương pháp kim siêu vi trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp kim siêu vi trong điều trị thoát vị đĩa đệm

  • Sóng cao tần: sử dụng bước sóng tần số cao (4.000 - 5.000 mHz) tác động vào cột sống thắt lưng bị thoát vị, làm giảm áp lực trong lòng đĩa đệm, co hồi khối thoát vị về vị trí ban đầu
  • Vật lý trị liệu: giúp phần cột sống thắt lưng có thể linh hoạt vận động, người bệnh có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường sau khi điều trị.
9
Phòng khám quốc tế xương khớp

Giời khám bệnh: 8h00 - 17h30. Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ & chủ nhật

Địa chỉ phòng khám: : 219D Đường Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM

Hotline tư vấn: 0769 684 999

Tư vấn qua chat trực tuyến

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Lý do bạn chọn phòng khám quốc tế xương khớp
  • 1. Phòng khám 100% là bác sĩ người Việt Nam, trực tiếp thăm khám và điều trị, các bác sĩ đều có rất nhiều năm kinh nghiệm. Là một trong những đơn vị đầu tiên được sở ý tế công nhận và cấp phép.
  • 2. Bác sĩ làm việc thăm khám chữa bệnh tại phòng khám là BS Nguyễn Ngọc Nga-Nguyên Trưởng Khoa Ngoại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương – được xếp hạng thứ 1 trong top 5 bác sĩ đông y giỏi nhất ở Hà Nội.
  • 3. Thuốc 100% từ thiên nhiên dạng thang được sàng lọc kỹ càng, chỉ lấy những phần hảo hạng, thuốc được đăng ký kiểm định theo thông tư 44/2014//TT-BYT chứng nhận an toàn sức khỏe
  • 4. Thông thường 1 thang thuốc chỉ có 12-15 vị, bệnh nhân phải uống từ 1-2 tháng mới thấy hiệu quả, tại Phòng Khám Mỹ Việt 1 thang thuốc có từ 28 - trên 30 vị giúp hiệu quả trị trị rút ngắn 50% so với những phòng khám khác.
  • 5. Phòng Khám Quốc Tế Xương Khớp - là nơi tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước, nhận được rất nhiều phản hồi tốt và tích cực của bệnh nhân sau điều trị.

Bài viết liên quan